image banner
ĐIỀU KIÊN TỰ NHIÊN XÃ GIA AN

    Gia An là xã phía tây huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận, phía đông giáp thị trấn Lạc Tánh, phía tây giáp huyện Đức Linh, phía nam giáp xã Gia Huynh và phía bắc giáp xã Nghị Đức, Tổng diện tích đất tự nhiên toàn xã là 10.584 ha. Dân số toàn xã 3.887hộ/17.164khẩu, xã nằm trên trục đường 720 cách trung tâm huyện Tánh Linh 12km. Xã cắt thành 2 mảng, có đường giao thông giao chạy ngang dọc theo ô bàn cờ, rất thuận tiện trong việc sinh hoạt đi lại, vận chuyển hàng hoá, nông sản của Nhân dân.

anh tin bai

                                                          Cánh đồng lúa phì nhiêu xã Gia An

Gia An nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới điển hình đặc trưng của vùng Đông nam bộ với hai mùa mưa và nắng rõ rệt (mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Lượng mưa trung bình hàng năm trên 2.185mm. Hướng gió chính là hướng Đông nam vào mùa khô và hướng tây bắc vào mùa mưa. Nhiệt độ trung bình khoảng 320C, nhưng có chênh lệnh giữa ngày và đêm khá cao từ 6 – 90C. Điều kiện này tạo thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Đặc biệt vùng đất trũng ngập nước vào mùa mưa nằm ở phía tây nam kéo dài từ lòng hồ Biển Lạc theo suối Lăng Quăng chảy vào sông La Ngà là vùng đất phù sa mùa mỡ, bên suối là đất sét, có trữ lướng lớn, là lợi thế để Gia An phát triển ngành nghề gạch ngói và nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt…

anh tin bai

                                                            Bà con nuôi cá nước ngọt trên lòng hồ Biển Lạc

Gia An là địa phương hội tụ đầy đủ các yếu tố đặc trưng của một vùng nông thôn miền Đông nam bộ, về phía bắc có sông La Ngà tạo nên cánh đồng lúa phì nhiêu vùng ven sông, phía Tây nam có hồ Biển lạc với diện tích mặt nước vào mùa mưa lên tới trên 3.000ha như một biển nước mênh mông nên với có tên là Biển Lạc. Thật ra Biển Lạc là vùng đất sụt trũng trong cấu tạo địa hình của vùng núi cuối cùng dãy Trường Sơn, là khu lòng chảo nhận nước từ các triền núi cao của hệ thống núi Ông đổ xuống và nước từ sông La Ngà chảy theo suối Lăng Quăng vào mùa mưa tạo nên vùng ngập nước mênh mông như biển, tạo điều kiện thuận lợi mặt nước người dân nuôi cá nước ngọt lồng bè và đánh bắt cá trên lồng hồ Biển lạc, sản xuất nông nghiệp, phát triển làng nghề gạch ngói, phát triển kinh t̉ế - xã hội xã Gia An./.

Nguyễn Nguyên
Tin liên quan
TRANG TRUYỀN HÌNH
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập: 1
  • Hôm nay: 23
  • Trong tuần: 77
  • Tháng hiện tại: 585
  • Tổng lượt truy cập: 16,540
Đăng nhập
EMC Đã kết nối EMC